Quấn motor điện – Sửa chữa quấn mới motor điện cơ

Quấn motor điện là gì?

Quấn motor điện nhằm khôi phục lại roto để tái sử dụng lại, nói cách khác là quấn lại dây (đồng hoặc nhôm) trong motor điện để khác phục những vấn đề hư hỏng, cải thiện tốc độ, thay đổi pha v.v. của motor điện. Motordienco.com đem đến dịch vụ sửa chữa, thay mới motor điện, quấn lại motor điện do bị cháy, hư hỏng, v.v. uy tín, chất lượng, bảo hành 12 tháng

Quấn motor điện bảo hành 1 năm tại TPHCM
Quấn motor điện bảo hành 1 năm tại TPHCM

Những lỗi thường gặp ở motor điện

Những lỗi sau đây nếu không khắc phục sửa chữa kịp thời có thể dẫn đến cháy nổ thậm chí cháy nổ các thiết bị điều khiển liên quan khác hoặc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sinh hoạt.

  • Motor điện bị nóng quá mức khi chạy
  • Motor điện khi chạy phát tiếng kêu to
  • Motor điện lúc chạy lúc không, không ổn định
  • Tụ điện 3 pha không điều khiển được
  • Nguồn điện của bạn bị mất pha.
  • Motor phát ra mùi khét (chập điện)
  • v.v….
Dịch vụ vấn motor điện cơ
Dịch vụ vấn motor điện cơ

Các dịch vụ sửa chửa động cơ điện

  • Quấn lại dây kích từ
  • Quấn lại dây rotor
  • Phục hồi cổ góp
  • Thay bạc đạn
  • Thay vòng bi
  • Đóng sơmi nắp
  • Hàn phiến đồng
  • Cân bằng động
  • Xử lý gối đỡ
  • Căn chỉnh trục cơ
  • Mài bóng & xẻ rãnh cổ góp
  • Mài cổ góp & tẩm sấy motor
  • Sửa chạm stator & các mối dây
  • Sơn mới và phục hồi động cơ điện
Quấn motor điện 1 pha 3 pha
Quấn motor điện 1 pha 3 pha

Giới thiệu về Thế giới Điện cơ

Là một đơn vị uy tín đứng đầu trong lĩnh vực cơ điện trước tiên chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí khách hàng.

Tìm giải pháp khắc phục sửa chữa ngay lúc ban đầu và đưa ra giả thuyết tư vấn khách hàng chặt chẽ trước khi sửa chữa, để khách hàng hiểu rõ nguyên nhân hư hại động cơ hiểu được công xuất vận hành tuổi thọ của máy trong quy trình làm việc .

Đồng thời chúng tôi triển khai đội ngũ nhân viên kỷ thuật ,nhiều năm kinh nghiệm , yêu nghề nhiệt huyết với công việc. đảm bảo mang lại sự hài lòng cũng như chất lượng sản phẩm khách hàng tin tưởng trong suốt thời gian qua.

Quấn motor điện công nghiệp
Quấn motor điện công nghiệp

Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng motor điện

Để động cơ điện hoạt động bền bỉ với công suất cao nhất, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng motor – động cơ điện đúng cách. Một số lưu ý khi bảo dưỡng động cơ điện 3 pha.

  • Bạn nên theo dõi thường xuyên tiếng máy chạy.
  • Kiểm tra nhiệt độ của động cơ điện khi vận hành.
  • Kiểm tra công suất tiêu thụ năng lượng bằng ampe kế.
  • Kiểm tra độ tiếp xúc của cầu chì, cầu dao và các điểm khởi động khác.
  • Lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ điện, tránh bám bụi.
  • Bảo dưỡng động cơ điện định kỳ theo lịch bảo dưỡng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Trong điều kiện môi trường vận hành có nhiều bụi bẩn, hóa chất ăn mòn thì nên định kỳ tiểu tu động cơ điện 3 tháng 1 lần.

Cách quấn motor 1 pha 3 pha

Cách quấn motor 3 pha bao gồm: Xây dựng và phân biệt được các loại sơ đồ trải dây quấn stator động cơ, Quấn dây và lồng dây vào rãnh stator động cơ đúng quy trình, Kiểm tra và vận hành động cơ đúng nguyên lý. DICO tin chắc nếu áp dụng đúng kỹ thuật theo nguyên lý này bạn sẽ là một thợ giỏi trong cách quấn motor bao gồm cả motor 1 pha, motor điện 3 pha

1. Để quấn motor 3 pha đầu tiên là làm khuôn

Bước 1. Tính chu vi khuôn quấn dây theo biểu thức (1) như sau:
Trong đó:
+ KL: hệ số được tính theo biểu thức (2)
+ y: bước quấn được xác định dựa vào kiểu dây quấn [rãnh] + L: chiều dài cạnh tác dụng của bối dây, biểu thức (3)


+ Dt: đường kính trong rotor [mm] + Z: tổng số rãnh stator [rãnh] + y : hệ số được xác định theo số cực từ (bảng 1)
+ hr: chiều cao răng của rãnh stator [mm] + L: chiều dài lõi sắt từ stator [mm]
Bước 2. Gia công khuôn quấn dây vạn năng dựa theo kích thước của chu vi khuôn đã tính, như minh họa ở hình trên.

2. Lót cách điện là bước thứ 2 trong quấn motor 3 pha

Cách điện cho bộ dây, bao gồm: cách điện thân rãnh, cách điện miệng rãnh (bìa úp) và nêm chèn cách điện (hình 2), cách điện đầu bối dây (lót vai)
Trong đó:

  •  Cách điện rãnh và cách điện miệng rãnh thường được làm bằng giấy cách điện có độ dày khoảng 0,2mm (tùy thuộc vào công suất của máy điện), và có kích thước phù hợp với kích thước của rãnh stator như minh họa .
  •  Nêm chèn cách điện thường được làm bằng tre hoặc gỗ phíp, có tác dụng tăng cường cách điện và độ bền cơ cho bối dây.
  •  Cách điện đầu các bối dây thường được làm bằng giấy cách điện có độ dày khoảng 0,1mm (tùy thuộc vào công suất của máy điện). Kích thước, hình dáng và cách thức lót cách điện các đầu bối dây phụ thuộc vào kiểu dây quấn.

3. Cách quấn motor 3 pha quấn dây lên khuôn

Bước 1. Quấn thử một bối dây, tiến hành lồng bối dây vào rãnh stator động cơ và điều chỉnh cho phù hợp (kích thước khuôn vừa).

Bước 2. Tiến hành quấn các bối dây còn lại

  •  Quấn các vòng dây xếp song song và đều nhau, không chồng chéo lên nhau.
  •  Trong quá trình quấn dây, nếu phải nối dây, thì các mối nối bắt buộc phải đặt ở vị trí đầu bối dây, nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra sửa chữa (nếu bị sự cố). Mối nối phải được hàn chì cố định và cách điện bằng ống gen.

4. Lồng dây vào rãnh

  • Sử dụng các dụng cụ lồng dây, như: dưỡng (cữ) để sửa cách điện rãnh, dao gạt dây trong rãnh , dụng cụ chèn bối dây trong rãnh sau khi đã cách điện miệng rãnh để đặt nêm chèn.
  • Trước khi lồng dây phải quan sát vỏ động cơ để đưa đầu dây về phía có chừa lỗ ra dây để đấu vào hộp đấu dây động cơ.
  • Đặt các cạnh bối dây vào rãnh theo thứ tự của quy trình lồng dây.
  • Lần lượt gạt từng sợi dây qua khe rãnh vào gọn trong lớp giấy cách điện rãnh .

Chú ý: hai đầu dây ra của nhóm bối được luồng ống gen cách điện và đặt nằm trong rãnh khoảng 2cm.

  • Giữ các cạnh tác dụng sao cho thẳng rồi dùng dao vào dây chải dọc theo khe rãnh để đẩy từ từ từng sợi dây vào rãnh stator.
    Chú ý: không làm cong hoặc gấp khúc đoạn dây nằm trong rãnh stator.
  • Dùng tay đẩy cách điện miệng rãnh vào miệng rãnh. Chú ý không để vòng dây nằm ngoài giấy cách điện rãnh hoặc cách điện miệng rãnh.
  • Nắn hai đầu của bối dây để tạo khoảng không gian rộng cho việc lồng các bối dây tiếp theo.

5. Lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây

Cắt và lót giấy cách điện giữa các nhóm bối giây phía ngoài rãnh để phân lớp các nhóm bối dây giữa các pha với nhau .
Chú ý: Giấy cách điện giữa các nhóm bối chỉ vừa đủ cách điện giữa hai nhóm bối dây, mà không nên cắt quá thừa vì sẽ gây trở ngại cho việc đai dây cũng như sự thoát nhiệt và độ đồng đều của lớp sơn khi tẩm sơn cách điện cho các bối dây quấn động cơ.

6. Đấu dây trong quấn motor 3 pha

  • Đấu liên kết các nhóm bối dây theo sơ đồ trải dây quấn. Tại chỗ nối liên kết nhóm bối dây phải được lồng ống gen cách điện.
  • Đưa các đầu dây ra ngoài: dùng giây điện mềm nhiều sợi có 2 màu khác nhau để nối các đầu dây ra (đầu đầu A, B, C một màu, và đầu cuối X, Y, Z một màu). Chú ý: đưa các đầu A, B, C ra hộp cực theo một phía, các đầu X, Y, Z theo phía còn lại (mục đích để dễ phân biệt).
  • Lắp các đầu dây trên hộp cực theo sơ đồ điện hộp cực (sau khi cố định phần đầu bối).

7. Đai dây

  • Dùng dây nắn lại các đầu bối dây sao cho gọn và thẩm mỹ. Hai đầu dây stator được nắn tròn đều và đủ rộng để đưa rotor vào dễ dàng, không chạm các cách điện phần đầu bối dây và nắp máy .
  • Dây một đoạn băng chỉ đai và một đoạn dây điện từ gấp làm đôi để làm kim đai dây và tiến hành đai dây tại các vị trí đai dây tại các vị trí giao nhau của hai nhóm bối. Chú ý: khi đai dây, phải giữ cố định giấy lót cách điện, không bị xê dịch.

8. Kiểm tra bộ dây sau khi gia công quấn motor 3 pha

Dùng đồng hồ VOM đo kiểm tra thông mạch bộ dây quấn, sau đó dùng đồng hồ Megaohm đo điện trở cách điện giữa các pha với nhau, giữa các pha với vỏ máy. Nếu điện trở cách điện không đạt yêu cầu, phải tiến hành tăng cường cách điện và chèn lại các nêm tre vào rãnh để cố định phần dây quấn trong rãnh.

Điện trở cách điện pha với vỏ máy:

Ví dụ: động cơ có điện áp định mức Uđm = 400V, điện trở cách điện là: Rcđ ≥ 1,4 MΩ.

  •  Điện trở một chiều giữa các pha: RAX = RBY = RCZ
  •  Dòng điện không tải của các pha: I0A = I0B = I0C ≤ 0,5Iđm
  •  Tốc độ không tải: n0 ≈ 1500 vòng/phút
  •  Nhiệt độ ổn định của vỏ động cơ khi tải định mức: θvỏ ≤ 75    0C
  •  Nhiệt độ ổn định của dây quấn khi tải định mức: θdây ≤ 150   0C

Cách quấn motor điện 3 pha 24 rãnh

“Cách quấn máy điện 3 pha “  là câu hỏi được gửi về khá nhiều cho DICO, chúng tôi thấy lên mạng thấy các bạn cũng bình luận về động cơ điện nhiều lắm nhưng các bạn chỉ nói lý thuyết thôi mà lý thuyết mông lung quá khó hiểu mà có hiểu chỉ phần nào thôi mình xin mạo muội làm cái hướng dẫn theo bản vẽ tay này mong các bạn hãy góp ý kiến và cùng nhau trao đổi thêm.

Cách quấn motor điện 3 pha 24 rãnh sẽ quấn mỗi pha 4 bối dây (cuộn chạy gồm 4 bối dây)

Pha thứ nhất
pha thứ 1
Pha thứ 2
pha thứ 2
Pha thứ 3
pha thứ 3
Đó là từng pha phân bố các rãnh cho các bạn dể thấy rỏ hơn mình sẻ gộp chung các pha lai cùng một stator nhé
cách quấn motor điện 3 pha

Đó là xong cách bố trí các pha trên stator và các bạn có thể quấn dây bố trí theo như thế tuy nhiên bố trí như thế sẻ hao dây quân hơn bởi vì mình phải làm khuôn rộng mình sẻ bố trí dây quấn lại như sau nhưng cũng theo cách trên nhưng trong quá trình mình quấn dây vào stator mình sẻ bẻ dây theo cách sau
cách quấn motor 3 pha
Cách đấu dây các bạn chắc sẽ biết motor điện 3 pha đấu như thế nào rồi phải ko chúc các bạn thành công !